1. Hoàn cảnh ra đời
Khoa Kỹ thuật Công trình là một trong những Khoa được thành lập đầu tiên cùng với sự thành lập Trường Đại học Lạc Hồng ngày 24 tháng 09 năm 1997.
Một chặng đường không quá dài, nhưng trên chặng đường ấy, tập thể sư phạm khoa KTCT đã và đang hướng tới lợi ích trăm năm. Khi có biết bao thế hệ kỹ sư ra trường, mang hành trang và kiến thức của mình làm đẹp cho đời. Thành quả ấy không chỉ là bài toán được thống kê từ những con số hay phép tính cộng trừ nhân chia. Mà đây chính là mồ hôi và tâm lực từ những công trình NCKH của giảng viên, sinh viên, số lượng kỹ sư ra trường và cống hiến sự thành đạt cho xã hội, mới chính là minh chứng quy mô nhất và chính xác nhất để đánh giá thương hiệu cho Khoa Kỹ thuật Công trình trường Đại học Lạc Hồng ngày hôm nay.
2. Mục tiêu đào tạo
Khoa Kỹ thuật công trình với Sứ mạng và Tầm nhìn: “Khoa Kỹ thuật công trình là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng. Khoa cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học đáp ứng hội nhập quốc tế.” Và tầm nhìn cụ thể: “Đến năm 2030 trở thành đơn vị uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực có khả năng bắt kịp thời đại công nghệ.”
Mục tiêu đào tạo: “Sau khi tốt nghiệp từ 3-5 năm, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng sẽ: Trở thành kỹ sư xây dựng có đạo đức nghề nghiệp, năng động, sáng tạo; bắt kịp thời đại công nghệ; Có khả năng học tập suốt đời và tự đào tạo thành nhà quản lý.”
3. Hình thức đào tạo
Khoa Kỹ thuật Công trình có hình thức đào tạo dạng tập trung. Theo quy chế đào tạo tín chỉ của Trường Đại học Lạc Hồng. Thời gian học là 4 năm dành cho lớp ban ngày, do nhu cầu cần thiết của xã hội trong từng giai đoạn đã mở thêm lớp ban đêm có chương trình đào tạo như ban ngày, thời gian đào tạo sẽ là 4.0 năm.
Đối với lớp ngày: 3 học kỳ đầu sinh viên sẽ được học các môn cơ bản, 3 học kỳ sau đi vào các môn học chung của ngành Kỹ thuật công trình và 2 học kỳ cuối sẽ học các môn chuyên ngành riêng.
Song song với quá trình học văn hóa, sinh viên sẽ được đi thực tập. Thực tập sẽ được chia làm 3 đợt cho cả lớp ngày và lớp đêm. Địa điểm thực tập sẽ được chia như sau:
1. Thực tập ở các nhà máy chế tạo vật liệu, cấu kiện đúc sẵn;
2. Thực tập công trường xây dựng.
3. Thực tập tại các công ty thiết kế và đo đạc kiểm định.
4. Trang thiết bị trong Khoa
Phòng Thí Nghiệm Khoa Kỹ thuật Công trình đã được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị phục vụ cho các môn học với những phần Thí nghiệm như:
4.1. Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng.
4.2. Thí nghiệm chuyên ngành, cấu kiện công trình.
4.3. Thí nghiệm Cơ học Đất.
4.4 Thực tập Trắc địa.
4.5. Thực tập nghề nghiệp.
Xem thêm cơ sở vật chất tại đây.
5. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Khoa có 16 nhân sự trong đó có 06 Giáo sư /phó giáo sư/Tiến sĩ; 09 Thạc Sĩ và 01 Kỹ Sư.
Giảng viên thỉnh giảng gồm 20 người tất cả đều có học vị thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường ĐH tại TP. Hồ Chí Minh. Giảng viên cơ hữu Khoa hiện nay đủ khả năng đảm nhận được hầu như tất cả các môn học theo chương trình giảng dạy, và đáp ứng được 80% số giờ lên lớp.
6. Địa chỉ Văn phòng Khoa