Tin tức

Khoa Khoa học & CN Thực phẩm - Thị trường tín chỉ carbon và công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành Môi trường. (Phần 2)

Lịch sử phát triển thị trường carbon

Theo báo điện tử ĐCSVN. Thị trường tín chỉ carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Có hai loại thị trường chính là:

Thị trường carbon bắt buộc/Thị trường bắt buộc (mandatory carbon market): thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI).

Thị trường carbon tự nguyện/Thị trường tự nguyện (voluntary carbon market): dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.

Thị trường tín chỉ Carbon hoạt động như thế nào?

Việc buôn bán tín chỉ carbon được quản lý bởi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm đặt ra giới hạn về lượng khí nhà kính (tính bằng một đơn vị CO2) có thể được thải ra. Do đó, các doanh nghiệp được phân bổ một lượng carbon cụ thể mà họ có thể thải ra hàng năm. Nếu vượt quá giới hạn này, họ cần mua tín chỉ carbon hoặc đền bù carbon. Nếu không vượt quá giới hạn, họ có thể bán tín chỉ carbon chưa sử dụng hoặc các doanh nghiệp cần chúng.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, số lượng giấy phép trên thị trường còn hạn chế vì tổng số tiền là một nỗ lực để phù hợp với mục tiêu cắt giảm. Khi bắt đầu giai đoạn giao dịch, giấy phép phát thải có thể được mua trong cuộc đấu giá hoặc được cấp miễn phí cho các doanh nghiệp. Theo thời gian, số lượng giấy phép hiện có ngày càng giảm, góp phần gây áp lực lên các doanh nghiệp tham gia trong việc giảm lượng khí thải và đầu tư vào các giải pháp sản xuất sạch hơn. Mục tiêu là về lâu dài giá của các công nghệ mới và sạch hơn sẽ giảm trong khi sự đổi mới tăng lên.

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TUYỂN SINH NĂM 2024

  1. Đại học chính quy: 

Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ thực phẩm;

+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;

+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.

Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ môi trường;

+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;

+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.

  1. Văn bằng 2 - Liên thông (buổi tối - online)

Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ thực phẩm;

+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;

+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.

Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ môi trường;

+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;

+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÓ ƯU ĐIỂM

1. 100% Giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo phương pháp giảng dạy và đánh giá theo chuẩn quốc tế, với hơn 15 năm kinh nghiệm, hiện đang làm cố vấn chuyên môn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

2. 100% Chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý chuyên môn.

3. 100% Sinh viên tốt nghiệp ĐÚNG thời gian đào tạo và được hỗ trợ xin việc làm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng Trưởng khoa:  Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương

       - Phòng I.405, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

       - Tel: (0251). 3953.442 / 3951795

       - Fax: 0251. 3952534

Văn phòng Phó trưởng Khoa:  ThS Lê Phú Đông

       - Phòng I.408, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai.

  •        - Tel: (0251).3951.795 
  •        - Fax:  0251.3952.534

 

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

Ngành môi trường - ĐH Lạc Hồng


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        5,456,482       1/597