Robocon Techshow

Robocon techshow 2013 'Robot Dạy Học Cho Người Khiếm Thính'

          Khi khoa học ngày càng hướng đến đỉnh cao của công nghệ, việc chế tạo Robot để dần thay thế các hoạt động của con người đã được triển khai và ứng dụng trên toàn thế giới. Ngoài việc nghiên cứu ra những chú Robot khai thác phục vụ cho biển đảo, rừng sâu, nhà cao tầng mang tính chất hổ trợ cứu sinh hoặc triển lãm công nghệ cao của mỗi quốc gia. Thì bên cạnh đó nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã nghiên cứu chế tạo ra những cánh tay Robot để phục vụ trong công việc cầm nắm, chào hỏi, hướng dẫn… hoặc cho hoạt động ở những nơi làm việc khắt nghiệt, cũng như những nơi công cộng thì nay các bạn sẽ được chứng kiến một Robot có thể đứng trên bục giảng dạy.

          Nhóm Nghiên Cứu trường Đại Học Lạc Hồng đã và đang nghiên cứu thiết kế chế tạo Robot thể hiện ngôn ngữ qua cử chỉ điệu bộ của con người. Những âm thanh không nghe được, những câu nói không có tiếng, đó là ngôn ngữ của người khiếm thính. Nói về "Ngôn ngữ ký hiệu cử chỉ điệu bộ" Thì bao gồm ngôn ngữ ước hiệu, bảng chữ cái và chữ số, để có thể giao tiếp bằng chữ viết, người khiếm thính dùng ngôn ngữ ước hiệu để diễn đạt chính xác một sự vật hiện tượng.

          Robot này có thể nhận biết được cảm xúc của người đối diện, đặc biệt Robot có thể phân biệt được 26 chữ cái của tiếng việt, có thể ghép vần và âm để tạo chữ mà người khiếm thính nhìn thấy và hiểu được. Nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế đôi bàn tay Robot có cử động giống người và tạo ra các chữ cái, vần và dấu theo lập trình có sẳn. Để hiểu được người khiếm thính nói gì thì chú Robot này phải sử dụng công nghệ sử lý ảnh để phân biệt và nhận dạng các ký tự câu chữ của người học và trả lời cho các học viên theo lập trình nhận dạng hình ảnh. Việc tạo ra các hình tượng chữ cái đó là phụ thuộc vào cơ tay và chi của các ngón tay. Sự co giãn uyển chuyển của những ngón tay để tạo ra hình dáng của các âm và vần, còn việc tạo ta ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ đó là sự kết hợp hài hòa giữa các hoạt động của hai bàn tay, thân mình và đầu Robot.

          Robot phải ghi lại hết những hình ảnh ký tự chữ cái cũng như những ngôn ngữ điệu bộ để phân biệt và có sự trả lời hợp lý trong giao tiếp. Khi Robot nhận diện được các thông tin hình ảnh của người đối diện thì sẽ đưa những thông tin trên về bộ xử lý trung tâm. Sau đó kích hoạt các cơ cấu của các ngón tay để trả lời những thông tin mà chúng nhận được.

          Cơ cấu các chi ngón tay được thiết kế và gia công CNC 3D, mỗi chi ngón tay sẽ được điều khiển bởi một động cơ và mạch điều khiển độc lập nhằm tạo tối ưu độ co giản của từng ngón ta. Một giải pháp khác có thể sử dụng xilanh khí nén để điều khiển các cơ chi ngón tay nhằm thuận tiện trong việc thiết kế và giảm thời gian thi công.

          Trong tương lai sắp tới chúng ta sẽ thấy được Robot dạy học cho người khiếm thính của trường Đại Học Lạc Hồng sẽ tham gia giảng dạy miễn phí cho các trung tâm chăm sóc trẻ em khiếm thính ở các tỉnh thành lân cận tỉnh Đồng Nai.

Bài viết sau chúng tôi sẽ chuyển tải đến các bạn nội dung của quá trình thiết kế kết cấu cơ khí cử động của các cơ chi ngón tay để tạo ra hình dạng chữ cái.

Câu lạc bộ tự động hóa trường Đại Học Lạc Hồng

Khoa Cơ Điện

Chủ Nhiệm: Lê Phương Long

SĐT: 0932.018.188

Email: lephuonglong2000@yahoo.com

          Chủ nhiệm câu lạc bộ tự động hóa sẽ kết nạp tất cả các thành viên có nhu cầu tham gia, phát triển câu lạc bộ nhằm học hỏi, nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm công nghệ robocon techshow và chuyển giao công nghệ cho các công ty nước ngoài. Xin chân trọng cảm ơn các bạn!

Phương Long

Robocon Techshow 2013


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,526,785       1/568